Truy cập nội dung luôn

  HÀ NỘI SẠCH

Xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng: Chậm tiến độ, vì sao?
30/06/2017 | 2:13 PM

Như Báo Hànộimới đã thông tin, Công ty cổ phần Vinasing - đơn vị được thành phố lựa chọn đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng, theo kế hoạch phải bàn giao cho thành phố 100 nhà vệ sinh đầu tiên trong quý I-2017. Tuy nhiên, đến nay công ty mới lắp đặt được 85 nhà vệ sinh và trong số này mới bàn giao, vận hành 37 nhà vệ sinh. Vậy, nguyên nhân chậm tiến độ do đâu?

Như Báo Hànộimới đã thông tin, Công ty cổ phần Vinasing - đơn vị được thành phố lựa chọn đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng, theo kế hoạch phải bàn giao cho thành phố 100 nhà vệ sinh đầu tiên trong quý I-2017. Tuy nhiên, đến nay công ty mới lắp đặt được 85 nhà vệ sinh và trong số này mới bàn giao, vận hành 37 nhà vệ sinh. Vậy, nguyên nhân chậm tiến độ do đâu?

Một nhà vệ sinh công cộng được xây dựng trước cổng Công viên Thống Nhất. Ảnh: Bình Đà
 

 

Thiếu sự phối hợp của địa phương
Cuối năm 2016, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Vinasing đầu tư xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng, 10 xe bồn, 50 cây lọc nước uống trực tiếp và 200 ghế gang đúc hoặc inox phục vụ cộng đồng. Đổi lại, công ty được phép khai thác quảng cáo trên hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ. Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hồi tháng 3-2017, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội và Công ty Vinasing cho biết, theo kế hoạch năm 2017, công ty sẽ bàn giao 250 nhà vệ sinh, trong đó ngay quý I-2017 là 100 nhà vệ sinh. Khi đó, Công ty Vinasing đã lắp đặt được 64 nhà vệ sinh; bàn giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) quản lý 10 vị trí đã đủ điều kiện vận hành.
Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất đến thời điểm này, Vinasing mới lắp đặt được 85 nhà vệ sinh trên tổng số 416 vị trí đã khảo sát và đủ điều kiện lắp đặt. Trong số này, Công ty Vinasing đã bàn giao cho Urenco quản lý, vận hành 37 vị trí. Như vậy, cả số lượng nhà vệ sinh được lắp đặt lẫn số lượng bàn giao đều chưa đủ như dự kiến ban đầu. 
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng cho rằng, nguyên nhân để xảy ra chậm trễ là do Công ty Vinasing chưa có kinh nghiệm trong thi công, lắp đặt các nhà vệ sinh. Cụ thể, giữa Công ty Vinasing và chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp tốt trong việc bàn giao mặt bằng thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt và bàn giao công trình. Ngoài ra, còn do trục trặc trong xin cấp phép thi công đấu nối điện, cấp nước, thoát nước thải; chưa xác định chính xác hệ thống công trình ngầm tại nơi lắp đặt, dẫn đến ở nhiều vị trí phải dừng thi công, hoàn trả mặt bằng do vướng công trình ngầm.
Chỉ đầu tư mới nhà vệ sinh ở khu vực công cộng
Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn 12 quận và thị xã Sơn Tây có 371 nhà vệ sinh công cộng, trong đó có 258 nhà vệ sinh được xây dựng bằng gạch và 113 nhà vệ sinh kết cấu thép. Hầu hết nhà vệ sinh công cộng xây gạch có từ trước năm 1990, tập trung chủ yếu ở địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa; đặt trong các khu dân cư, đã xuống cấp, nhiều nơi không còn nhu cầu sử dụng. Còn các nhà vệ sinh bằng thép được thành phố đầu tư từ năm 2003 đến 2009 và được đặt tại các khu vực công cộng, vườn hoa, công viên, khu du lịch, bến xe… vẫn đang được duy trì để phục vụ người dân.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngoài dự án của Công ty Vinasing, UBND thành phố đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch cải tạo và lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn, theo nguyên tắc: Không xây dựng mới trong khu dân cư, không xây dựng thêm ở mặt phố, mặt đường; chỉ bố trí lắp đặt trong khu vực nội thành và có thể di chuyển nếu không còn nhu cầu. 
Được biết, bên cạnh việc cho phép đầu tư nhà vệ sinh công cộng mới theo hình thức xã hội hóa, thành phố đã thông qua phương án cải tạo các nhà vệ sinh công cộng cũ. Cụ thể, với nhóm nhà vệ sinh cũ hiện ở mặt phố, mặt ngõ, có diện tích lớn sẽ đầu tư xây dựng theo hướng, kết hợp tầng 1 sử dụng làm nhà vệ sinh có thu phí, các tầng trên sử dụng làm nhà sinh hoạt cộng đồng... Đối với nhà vệ sinh cũ trong ngõ, có thể xóa bỏ để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hoặc cải tạo và giao trực tiếp cho cụm dân cư, tổ dân phố quản lý, sử dụng nếu còn nhu cầu…

Châu Anh/Hà nội mới

  Chuyên mục

  Hà nội xanh

  Hà nội đẹp

  Tin tức khác

  thông tin thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh