Truy cập nội dung luôn

  HÀ NỘI SẠCH

Xây đập tràn …một ý tưởng làm sạch sông hồ nội thành.
06/12/2017 | 3:40 PM

Đó là ý tưởng của kỹ sư Nguyễn Đình Dương trong việc làm sạch các sông hồ nội thành Hà Nội từ chính nước sông Hồng thông qua một đập tràn ở chân cầu Tứ Liên.

Đó là ý tưởng của kỹ sư Nguyễn Đình Dương trong việc làm sạch các sông hồ nội thành Hà Nội từ chính nước sông Hồng thông qua một đập tràn ở chân cầu Tứ Liên.

Theo đó, để có thể đưa nước từ sông Hồng vào các sông trong nội thành như sông Tô, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Đáy … ta phải nâng mức nước của sông Hồng lên đủ để tự chảy vào các sông trong nội đô. Và, từ các con sông này ta sẽ có thêm một lượng nước để cung cấp cho các hồ trong nội thành. 

Với ý tưởng này, lượng nước tự chảy thông qua đập tràn được đề xuất xây ở chân cầu Tứ Liên (được xây dựng trong tương lại) sẽ góp phần đẩy lùi nước bẩn, làm sạch tự nhiên cho các sông hồ nội thành và làm cho môi trưởng cảnh quan các con sông của Hà Nội trở nên sạch, đẹp hơn.

Một khúc sô Tô Lịch
 

Theo kỹ sư Nguyễn Đình Dương – tác giả và là chủ sở hữu bản quyền của sáng kiến trên, thì sau nhiều năm theo dõi và xem xét kỹ các đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, ông nhận thấy và đề xuất nên xây đập tràn ở chân cầu Tứ Liên là hợp lý nhất.

Bởi theo lý giải của ông Dương, tại cầu Tứ Liên ta có một nhánh chảy ra sông Đuống nên rất thuận lợi cho việc tháo nước khi cần; và điều đáng nói hơn cả là tại điểm đó, rất gần với các cửa sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tô Lịch.

Cũng, theo kết quả nghiên cứu của kỹ sư Dương thì chiều cao của đập tràn phải cao  đủ để nâng cao mức nước sông Hồng trở thành một hồ chứa nước rộng lớn ở phía bắc sông  Hồng.

Sau đó, nước ở hồ chứa trên một phần được dẫn vào các cửa sông trong nội đô, phần còn lại sẽ theo đập tràn chảy theo sông Hồng ra biển.

Theo ý tưởng đề xuất sẽ có một đập tràn ở chân cầu Tứ liên ( Cầu Tứ liên sẽ được xây dựng trong tương lai)
 

Từ hồ nước trên, ta có thể tổ chức đua thuyền trên hồ, rồi xây dựng các khu sinh thái, khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng ở dọc hai bên bờ sông, tạo ra điểm đến mới cho du lịch xanh của Hà Nội, ông Dương chia sẻ.

Được biết, ý tưởng trên của kỹ sư Nguyễn Đình Dương đã được Cục Bản quyền Tác giả - Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận Quyền tác giả từ năm 2016.  Và, sáng kiến này lại được gợi nhớ đến khi mà mới đây, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. 

Đăng ký bản quyền của tác giả
 

Theo đó, 4 con sông bao gồm: sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy sẽ được Hà Nội tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan, xử lý môi trường nước, để từng bước làm “sống lại” 4 dòng sông nói trên.

Trong kế hoạch trước mắt, TP.Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch, bảo đảm dòng chảy vào mùa khô; hoàn thành đúng tiến độ Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ, xử lý thành công tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thảo Chi/Thời báo Doanh nhân

  Chuyên mục

  Hà nội xanh

  Hà nội đẹp

  Tin tức khác

  thông tin thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh